Advertisement

Flash Crash là gì? Nguyên nhân dẫn đến Flash Crash

tháng 5 11, 2022
Last Updated

 

Flash Crash là một hiện tượng rất hiếm khi xảy ra trên thị trường ngoại hối. Thế nhưng, mỗi khi chúng xuất hiện sẽ như một cơn “sóng thần” vét sạch tài khoản của nhà đầu tư nếu bạn không có kế hoạch đối phó với cơn thịnh nộ ấy. Vậy, Flash Crash là gìNguyên nhân dẫn đến Flash Crash cứ tái diễn trong hàng chục năm nay?

Flash Crash là gì?

Flash Crash là một hiện tượng giảm giá cực mạnh và sâu chỉ trong thời gian chốc lát tầm vài giây hay vài phút khiến nhà giao dịch không lường trước được, sau đó lại quay về trạng thái ổn định. Sự cố Flash Crash thể hiện nhà đầu tư đang đổ xô bán tháo một loại cổ phiếu hoặc một cặp forex nào đó mà rất khó để giải thích lý do ngay tức thì.

Flash Crash là gì?

Nguyên nhân dẫn đến Flash Crash

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự kiện Flash Crash, dưới đây là một số nguyên nhân thường xảy ra được ghi nhận trong những đợt Flash Crash mạnh mẽ tái diễn trong những năm gần đây.

Con người

Con người là nguyên nhân thường xuyên gặp nhất và Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ cũng cho rằng, con người đã gây ra các sự cố Flash Crash trên thị trường tài chính.

  • Nhà đầu tư hoặc nhà quản lý quỹ cùng bán một khối lượng lớn sản phẩm theo hình thức đặt lệnh thị trường
  • Thị trường bị kéo theo hiệu ứng Domino, nghĩa là một khi giá sụt giảm mạnh sẽ khớp hàng trăm lệnh stop loss, dẫn đến giá cứ thế bị giảm liên tục
  • Ngoài ra, có thể con người muốn thao túng giá một loại tiền tệ để gây hoang mang, khiến giá giảm để họ có thể mua với giá thấp hơn

Gian lận

Hành vi được cho là gian lận khi các nhà đầu tư vào lệnh bán một khối lượng giao dịch lớn bị hủy nếu giá thị trường tiến đến gần giá bán. Đây cũng là nguyên nhân Ủy ban Giao dịch Hàng hóa và Tương lai Hoa Kỳ (CFTC) cho biết nó đã xảy ra trong vụ Flash Crash năm 2010 của chỉ số S&P 500.

Sự cố máy tính/hệ thống phần mềm

Flash Crash xảy ra khi có sự cố sai lệch từ dữ liệu nguồn của thị trường đến các sàn giao dịch hoặc lỗi về mã lập trình trong hệ thống phần mềm giao dịch tự động gây ra tổn thất nặng nề hơn.

Giao dịch cao tần (HFT)

HFT là phương pháp giao dịch sử dụng những chương trình máy tính mạnh để thực hiện một số lượng lớn giao dịch trong vòng chưa đầy một giây. Các đơn hàng của HFT có khối lượng lớn với tốc độ nhanh như thế sẽ gây ra tín hiệu không khả quan trong việc định giá. Chính vì thế, vai trò của các công ty HFT cũng có thể là nguyên nhân gây là Flash Crash.

Những vụ Flash Crash từng chấn động thị trường tài chính

  • Vào 14:30 pm, 06/5/2010 Chỉ số Dow Jones gặp Flash Crash giảm hơn 1000 điểm, ghi nhận mức giảm chưa từng có trong lịch sử. Điều này khiến họ bay màu 1000 tỷ USD vốn chỉ trong 10 phút, sau đó thị trường đã hồi lại 70% vào gần cuối phiên giao dịch.
Chỉ số Dow Jones gặp Flash Crash vào 06/5/2010
  • Vào 12:30 pm, 22/8/2013 Nasdaq “sập sàn” và phải ngưng hoạt động trong suốt 3 tiếng do lỗi kỹ thuật, đây là sự cố đầu tiên và cũng là sự cố kéo dài nhất trong lịch sử. Điều này gây ra hơn 30.000 lệnh mua bán cổ phiếu Facebook đã mắc kẹt trong hệ thống của Nasdaq trong hơn hai tiếng đồng hồ mà không được thực hiện hay hủy. Tất cả khiến thị trường tổn thất khoảng 500 triệu USD, nhưng sau khi khắc phục sự cố trên, đã có 460 triệu cổ phiếu được giao dịch thành công.
  • Vào 13:30 pm, 15/10/2014 lãi suất trái phiếu kho bạc 10 năm đã giảm từ 2.0% xuống 1.873%, ghi nhận mức giảm lịch sử kể từ 2009. Tuy nhiên vài phút sau, giá trái phiếu đã có đà tăng trưởng trở lại.
Lãi suất trái phiếu gặp Flash Crash vào 15/10/2014
  • Vào 15/01/2015, Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) đã chối bỏ lời hứa sẽ chống lại sự mạnh lên của đồng CHF bằng việc không cho phép cặp EURCHF yếu đi dưới mức 1.20. Điều này khiến đồng CHF tăng đột biến, kéo tỷ giá USD/CHF sập mạnh từ 1.02204 xuống mức thấp nhất 0.83541 – tương đương 1.866 pips chỉ trong 15 phút. Ngay sau đó, Ngân hàng SNB cũng thông báo khoản thua lỗ kỷ lục 51 tỷ USD
Cặp USD/CHF gặp Flash Crash vào 15/01/2015

Ảnh hưởng Flash Crash đến thị trường tài chính

Khi Flash Crash xuất hiện cảnh báo hiệu một sự sụp đổ kinh tế sắp xảy ra, do thị trường đang mất niềm tin vào nền kinh tế dẫn đến tín hiệu phục hồi không xảy ra. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư lại cho rằng đó chỉ do sự cố về hệ thống kỹ thuật hoặc tác động từ sự cố an ninh của các Nguyên thủ quốc gia,…

Từ các sự kiện trên có thể thấy, Flash Crash diễn ra ở nhiều dạng và đến từ nhiều thị trường khác nhau. Việc mà chúng ta cần làm để đối phó với Flash Crash là tập phản ứng nhanh với thị trường, luôn đặt stop loss để đảm bảo bạn luôn nằm vùng an toàn nhé!

Lời kết

Hy vọng bài viết của Chiến Tranh Tiền Tệ đã giúp bạn nắm rõ về khái niệm Flash Crash và các nguyên nhân dẫn đến Flash Crash, để từ đó giúp bạn né tránh hay có những kế hoạch cụ thể hơn trong việc thích ứng với thị trường khi gặp Flash Crash. Chúc các bạn thành công trên hành trình trader của mình.

TrendingMore

Xem thêm